Cách bảo quản các sản phẩm tẩy rửa một cách an toàn

Các lưu ý khi sử dụng sản phẩm tẩy rửa

1. Luôn tìm hiểu danh sách thành phần hóa học trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy rửa nào và sử dụng chúng theo chỉ dẫn trên nhãn. Các hướng dẫn được nhà sản xuất thiết kế để đảm bảo an toàn cho bạn.

2. Khi bạn nắm được những thành phần hóa học trong sản phẩm tẩy rửa mà mình đang sử dụng, hãy tìm hiểu tính chất cũng như liều lượng và cách làm sạch chúng. Điều này giúp bạn hạn chế nhất những tác động hóa học lên sinh hoạt hàng ngày.

3. Tránh trộn lẫn các sản phẩm với nhau. Một số sản phẩm tẩy rửa hoàn toàn an toàn để sử dụng nhưng có thể tạo ra khí độc nếu trộn với các hóa chất khác.

4. Hãy sử dụng các thùng chứa, cốc đựng mà nhà sản xuất cung cấp nếu bạn phải pha trộn sản phẩm tẩy rửa của mình. Những vật dụng trên được chế tạo chuyên dụng nhằm tránh ngấm, vương vãi hóa chất và thuận tiện hơn khi chúng được sử dụng.

5. Giữ chúng ở nơi xa và xa tầm với của trẻ em và vật nuôi. Nếu ai đó có thể vô tình ăn/nuốt phải chất tẩy rửa, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Định nghĩa các sản phẩm độc hại

Không có tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá một sản phẩm hóa chất dùng trong đời sống mà bạn đang sử dụng là độc hại hay không.

Thành phần của chúng có thể có mùi và theo lý thuyết hóa học thì chúng là những chất có tính ăn mòn cao hoặc độc hại. Các nhà sản xuất luôn đảm bảo liều lượng cũng như phương thức pha chế để kết hợp hài hòa giữa hiệu quả làm sạch và tính an toàn của sản phẩm.

Đồ dùng vệ sinh gồm xô cam, chai xịt, bình xịt, giẻ lau, và bàn chải.

Các sản phẩm tẩy rửa có độc hại không?

Không phải tất cả các sản phẩm tẩy rửa sẽ độc hại – nó phụ thuộc vào sản phẩm bạn mua và thành phần trong đó. Dưới đây, Cleanipedia liệt kê một số thành phần cần chú ý. Mặc dù chúng thường được coi là hóa chất độc hại trong các sản phẩm gia dụng, nhưng trên thực tế, chúng là những công cụ hữu hiệu, được kiểm soát tốt để tẩy rửa. Và nếu bạn tuân thủ các quy tắc bảo hộ và vệ sinh thì lượng chất hóa học này sẽ không gây hại cho gia đình bạn.

1. Phosphates

những hợp chất này có nguồn gốc từ phốt pho – một khoáng chất tự nhiên. Khi khoáng chất kết hợp với oxy sẽ tạo ra phốt phát. Phốt phát được dùng trong một số sản phẩm tẩy rửa như bột giặt. Tuy nhiên lượng hóa chất thải ra quá nhiều và khiến môi trường, đặc biệt là sinh vật của các đại dương bị ảnh hưởng. Vì thế các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng dạng thân thiện với môi trường hoặc thay thế chúng hoàn toàn.

2. Phthalates

Họ hóa chất này có thể có mặt trong bao bì của các sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Phthalates có khả năng tạo độ dẻo dai và thêm tính linh hoạt cho nhựa rất ấn tượng, giúp an toàn hơn khi vận chuyển và lưu trữ hóa chất. Tuy nhiên Phthalates không phải là một thành phần tích cực trong sản phẩm.

3. Clo

Đây là thành phần chính trong thuốc tẩy gia dụng. Thuốc tẩy là công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc vệ sinh, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây hại.

Như vậy, không có sản phẩm tẩy rửa nào có chứa chất tẩy trắng có thể được dán nhãn là không độc hại. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó bị cấm sử dụng, tuân thủ đúng các biện pháp bảo hộ và liều lượng, bạn sẽ đạt được hiệu quả trong việc vệ sinh mà không ảnh hưởng tới sức khỏe

Thuốc tẩy có tác động thấp đến môi trường vì thành phần hóa học cho phép nó phân hủy gần như hoàn toàn trong nước. Bạn có thể dùng thuốc tẩy để vệ sinh mà không sợ sản phẩm tẩy trôi xuống cống.

4. Natri lauryl sulphat

Còn được gọi là SLS (hoặc một biến thể hơi khác được gọi là SLES), là một thành phần trong các sản phẩm gia dụng dùng để tạo bọt. SLS là một chất hoạt động bề mặt. Hợp chất này hoạt động như một chất xúc tác cho nước để phân hủy chất béo và dầu.

Cách vệ sinh kho bảo quản sản phẩm tẩy rửa

Hãy nhớ các bước chính sau khi vệ sinh kho bảo quản sản phẩm tẩy rửa của bạn:

1. Đọc kỹ các hướng dẫn bảo quản được khuyến nghị trên nhãn

Các nhà sản xuất là những người hiểu rõ sản phẩm của họ nhất, vì vậy hãy đọc kỹ các hướng dẫn về cách sử dụng, đặc tính và cách bảo quản của từng loại sản phẩm tẩy rửa mà bạn đang sử dụng để có thể có thể đưa ra phương án vệ sinh kho bảo quản tốt nhất. Luôn nhớ đảm bảo bất kỳ không gian lưu trữ nào bạn chọn đều mát mẻ, sạch sẽ và khô ráo.

2. Đóng hộp sản phẩm đúng cách sau khi sử dụng

Việc đóng hộp sản phẩm tẩy rửa đúng cách sau khi sử dụng không chỉ khiến chất lượng hóa chất được đảm bảo mà còn khiến cho mùi của chúng không bị bay ra ngoài và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của gia đình bạn.

3. Để xa hóa chất khỏi tầm tay trẻ em và cách xa vật nuôi

Thật khó tưởng tượng hậu quả do những sản phẩm tẩy rửa có thể dây vào mắt hoặc da đặc biệt là của trẻ nhỏ. Hãy đảm bảo chúng được bảo quản cẩn thận tránh xa sự hiếu động của trẻ và các loại vật nuôi trong gia đình.

4. Cân nhắc lắp chốt an toàn cho trẻ em bất kể chiều cao của kệ là bao nhiêu

Dù bạn đã cất giữ sản phẩm tẩy rửa của mình xa tầm tay trẻ nhỏ xong bạn cũng không thể dám chắc rằng trẻ không có cách với tới chúng. Hãy thêm một chốt an toàn cho nơi cất giữ hóa chất để tránh những hậu quả đáng tiếc nhé.

Nên cất sản phẩm tẩy rửa nhà bếp ở đâu?

Viên nén dùng trong máy rửa bát, dung dịch vệ sinh bếp, máy hút mùi hay thuốc tẩy bồn rửa và kệ bếp là những sản phẩm tẩy rửa bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong phòng bếp nhà mình. Liệu để chúng ở đâu vừa bảo quản tốt mà lại an toàn. Bạn có thể tham khảo những nơi mát và khô như kệ dưới bồn rửa bát hay ngăn tủ dưới kệ bếp, đây còn là nơi tiện dụng cho việc tìm kiếm khi bạn cần dùng.

Tuy nhiên những khu vực này thường khá thấp vì vậy bạn cũng cần làm thêm các chốt chặn tủ để tránh trẻ em và vật nuôi tìm thấy chúng. Không những thế, chuẩn bị những hộp đựng an toàn và được đậy kín cũng là cách để giảm sự phát tán mùi sản phẩm tẩy rửa đấy – bạn hãy lưu ý nhé.

Bàn chải và chổi trên nền màu xanh lá cây.

Cách bảo quản đồ dùng vệ sinh phòng tắm

Cũng như câu hỏi về việc nên cất sản phẩm tẩy rửa ở đâu trong nhà bếp, nhiều người cũng băn khoăn về việc nếu không được cất giữ cẩn thận thì các chất tẩy rửa sẽ ảnh hưởng tới phòng tắm của gia đình họ như thế nào.

Hãy chắc chắn rằng những đồ dùng cá nhân của bạn trong phòng tắm như khăn mặt hay bàn chải đánh răng,… được để xa khỏi chất tẩy rửa.

Chất tẩy rửa cũng không nên đặt ở những nơi thường xuyên có nước vì nước có thể làm phát tán chất tẩy rửa lan ra khắp phòng tắm của bạn.

Cách bảo quản vật dụng làm sạch quần áo

Nước xả vải – sản phẩm tẩy rửa này đặc biệt dễ bị đặc khi được bảo quản ở nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Hãy chắc chắn bạn không chỉ đọc mà còn chú ý tới các hướng dẫn của nhà sản xuất để có thể bảo quản và sử dụng nước xả vải đạt hiệu quả tốt nhất.

Bột giặt là loại sản phẩm tẩy rửa có nhiều loại hộp đựng dưới dạng chai nhựa, hộp và bìa các tông khác nhau. Các nhà sản xuất đã cân nhắc các yếu tố về thành phần hóa học cũng như đặc tính sản phẩm để thiết kế từng loại hộp đựng chuyên dụng phù hợp. Mặc dù thiết kế của những sản phẩm này có thể không hoàn toàn phù hợp với thẩm mỹ của bạn, nhưng hãy giữ bột giặt trong các hộp đựng ban đầu để chúng được bảo quản tốt.

Thuốc tẩy có thể bảo quản trong bao lâu?

Các loại sản phẩm tẩy rửa sẽ mất đi hiệu quả 20% mỗi năm và bắt đầu giảm chất lượng sau sáu tháng. Vì vậy nếu bạn muốn chất tẩy thực sự hiệu quả, hãy thay thế sản phẩm của mình sau mỗi sáu tháng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *